Tỉ giá: 3,695

Amazon và Alibaba: Cuộc chiến TMĐT từ Đông sang Tây

Amazon và Alibaba đều là hai trang thương mại điện tử nổi tiếng trên thế giới trong suốt nhiều năm vừa qua. Tuy hoạt động theo mô hình kinh doanh khác nhau nhưng 2 trang vẫn luôn thu hút được các khách hàng, trở thành hai ông lớn trong sàn TMĐT kiếm được doanh thu khủng mỗi năm.

Lợi thế cạnh tranh của alibaba và amazon

Alibaba và Amazon là hai công ty hàng đầu trong ngành TMĐT trên toàn cầu

Alibaba và Amazon là hai công ty hàng đầu trong ngành TMĐT trên toàn cầu

Amazon ra đời trước Alibaba, dưới sự dẫn dắt của CEO Jeff Bezos, Amazon hoạt động theo hình thức bán lẻ trực tuyến. Với hình thức này, Amazon sẽ trực tiếp nhập hàng và lưu trữ trong hệ thống kho bãi của mình sau đó sẽ bán trực tiếp cho người tiêu dùng qua sàn TMĐT Amazon.

Trong khi Amazon là hãng bán lẻ trực tuyến khổng lồ thì Alibaba lại có vẻ giống như một chợ điện tử. Thay vì bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng thì Alibaba tạo nên môi trường trung gian cho nhà sản xuất và khách hàng liên hệ mua bán trực tiếp với nhau. 

Dù doanh thu của Alibaba thấp hơn Amazon, nhưng tình hình kinh doanh của tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc lại có vẻ khả quan hơn. Tính đến hết năm tài chính tháng 3/2015, Alibaba có lợi nhuận 5,5 tỷ USD. Trong khi đó, tính đến hết năm tài chính tháng 12/2014, Amazon lại lỗ 241 triệu USD.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến Alibaba có doanh thu thấp hơn Amazon như: Alibaba tốn ít chi phí hơn Amazon, hãng không thu tiền của người bán, không phải trả phí lưu kho. Bởi Alibaba không có nhà kho, cũng không tốn phí duy trì hệ thống vận chuyển. Tất cả những dịch vụ này đều được thuê ngoài. Trong khi đó, Amazon lại phải tốn chi phí cho những hệ thống này. Mới đây, nhiều chuyên gia suy đoán tập đoàn Amazon có lẽ sẽ gia nhập mảng logistic nhằm tận dụng ưu thế kho bãi, vận chuyển của mình.

Hơn nữa, Amazon dường như đang đầu tư quá dàn trải với những mảng không phải cốt lõi, như phát triển smartphone của riêng hãng hay đầu tư công nghệ vũ trụ. Thêm vào đó, Alibaba có một vị thế cực lớn trên thị trường Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới. Bên cạnh đó, Alibaba chiếm giữ đến 80% doanh số bán hàng tại Trung Quốc, nên phần lớn khách hàng Trung Quốc chỉ biết đến Taobao của Alibaba mà không biết đến Amazon, eBay hay thậm chí Google.

Giới thiệu sàn thương mại điện tử amazon và alibaba

Ngành thương mại điện tử, hay kinh doanh trực tuyến đang ngày càng phát triển như vũ bão do người tiêu dùng ưa thích sự thuận tiện khi đặt hàng online. Rất nhiều công ty đã mở hàng loạt chi nhánh giao hàng cũng như phát triển hệ thống kinh doanh trực tuyến nhằm tiếp cận thị trường này. Tuy nhiên, nếu nói về quy mô và tầm ảnh hưởng, tập đoàn amazon và alibaba hiện đang là những công ty thương mại điện tử thuộc top đầu của thế giới. Để hiểu thêm về mô hình hoạt động của Alibaba và Amazon hãy cùng xem ngay nội dung chi tiết dưới đây.

Trang web Alibaba Trung Quốc

Giao diện Alibaba

Giao diện sàn TMĐT Alibaba

Alibaba.com là sàn thương mại điện tử thuộc tập đoàn Alibaba của Jack Ma triển khai cho thị trường quốc tế. Trang web ra đời từ năm 1999 và cho đến nay trang web đã có sự phát triển vượt trội và trở thành đối thủ đáng gờm của Amazon và Ebay. Khác với 2 đối thủ của mình là Ebay và Amazon, Alibaba lựa chọn đi theo mô hình B2B - kết nối doanh nghiệp nhiều hơn là với khách hàng. Sau khi đăng ký tài khoản trên Alibaba, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động giới thiệu, tìm kiếm khách hàng, trao đổi buôn bán và trực tiếp thanh toán trên hệ thống này.

Hơn 20 năm thành lập và phát triển, đến nay Alibaba.com đã kết nối được hơn 79 triệu doanh nghiệp trên 240 quốc gia đăng ký tham gia bán hàng trên hệ thống. Đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới, Alibaba.com được xem là điểm đầu và điểm cuối để nắm bắt cơ hội kinh doanh sản phẩm của mình qua mạng.

Đối với những khách hàng, chủ shop muốn tìm kiếm nguồn hàng, thì đến với Alibaba bạn sẽ tìm được mọi thứ từ đồ thời trang, đồ điện tử, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng… Đôi khi, bạn chỉ có thể mua được sản phẩm phẩm chỉ có trên Alibaba, mà không thể tìm mua được ở bất cứ nơi đâu trên thị trường. Điểm đặc biệt, Alibaba sẽ không trực tiếp bán hàng, mà chỉ tạo môi trường trung gian giúp doanh nghiệp, người mua tự thỏa thuận và giao dịch “offline” với nhau. Chỉ trừ những trường hợp xảy ra tranh chấp, khiếu nại, Alibaba sẽ đứng ra giải quyết dựa theo quy định của hệ thống.

Amazon

Giao diện sàn TMĐT Amazon

Giao diện sàn TMĐT Amazon

Amazon.com là sàn TMĐT thuộc công ty Amazon.com Inc triển khai dành riêng cho thị trường thương mại điện tử ở Mỹ. Hoạt động theo mô hình B2C, Amazon được ví như một cửa hàng bán lẻ đa năng, cung cấp cho khách hàng tất cả mọi thứ mà họ cần. Mỗi khi, có nhu cầu mua sắm mặt hàng gì thay vì người mua phải đến siêu thị, thì họ có thể ngồi nhà và đặt mua trên Amazon.

Đối với người tiêu dùng ở Mỹ việc mua sắm qua Amazon là cách mua hàng hiệu quả, thông minh giúp họ chọn ra được những mặt hàng tốt và phù hợp. Chưa kể, Amazon luôn có những quy định chặt chẽ đảm bảo chất lượng nguồn hàng, kiểm soát kỹ thông tin người bán…nhờ đó quyền lợi của người tiêu dùng cũng được đảm bảo hơn.

Với sự phát triển mạnh mẽ ở thị Trường Mỹ, Amazon tiếp tục mở rộng thị trường sang nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam. Điều này, khiến cho người mua hàng ở Việt Nam tiếp cận tốt hơn với nguồn hàng trên Amazon và thỏa sức mua sắm hàng hóa phù hợp với nhu cầu của mình.

Xem thêm: Mua hàng Alibaba bán trên Amazon

Sự giống nhau giữa Alibaba và Amazon

 Sự giống nhau giữa Alibaba và Amazon

Sự giống nhau giữa Alibaba và Amazon

Cả Alibaba và Amazon có khá nhiều điểm tương đồng mà không phải ai cũng biết. Có thể kể đến một số đặc điểm như:

  • Cả Amazon và Alibaba đều là các tập đoàn thương mại điện tử lớn mạnh và có rất ít các đối thủ có thể cạnh tranh được.
  • Cả hai cùng có hệ thống thanh toán độc quyền. Với Amazon, bạn có thể thanh toán qua Amazon Pay. Hệ thống này cho phép người dùng có thể mua các mặt hàng trên các trang khác không phải Amazon bằng tài khoản Amazon. Với Alibaba cũng vậy, Alipay cung có hơn 700 triệu người dùng hoạt động và sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến và di động.
  • Alibaba và Amazon đều là những tập đoàn có kinh nghiệm sâu sắc về thị trường thương mại điện tử, sở hữu nguồn lực tài chính mạnh và đều mong muốn vươn rộng cánh tay của mình ra toàn cầu.

Xem thêm: Trang thương mại điện tử Alibaba

Sự khác biệt giữa Amazon và Alibaba

Về đối tượng

Alibaba và Amazon có đối tượng hướng đến khác nhau. Theo đó, trong khi Alibaba là địa chỉ trung gian kết nối giữa người mua và người bán trên trang TMĐT, thì Amazon lại là nơi bán trực tiếp cho người tiêu dùng từ các sản phẩm mới cho đến các sản phẩm đã qua sử dụng. 

 Sự khác biệt giữa Amazon và Alibaba

Sự khác biệt giữa Amazon và Alibaba

Được coi là hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, Amazon hoạt động theo mô hình kinh doanh “động”, nghĩa là hãng vừa bán lẻ trực tiếp nhưng cũng kinh doanh online.

Trong mảng bán lẻ, Amazon sẽ nhập một phần hàng hóa và tập kết tại một trong những hệ thống nhà kho trải rộng trên toàn thế giới. Vì mua sỉ và có vị thế lớn trong ngành bán lẻ, giá mua hàng một số dòng sản phẩm của Amazon sẽ rẻ hơn so với các hãng bán lẻ khác.

Trong khi người tiêu dùng Mỹ là đối tượng khách hàng truyền thống của Amazon thì thị trường Trung Quốc lại là sân nhà của Alibaba. Mặc dù kinh doanh trên nhiều mảng, nhưng bán lẻ trực tuyến vãn là cốt lõi của tập đoàn này. Trong mảng bán lẻ trực tuyến, Alibaba hoạt động như một nhà môi giới giữa bên bán và bên mua dựa trên sự phổ biến của hệ thống website phát triển bởi hãng.

Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh của Amazon và Alibaba cũng vô cùng khác biệt. Mô hình kinh doanh chủ yếu là B2C (kết nối doanh nghiệp với khách hàng). Còn tại Alibaba, mô hình B2C cũng vẫn được áp dụng (đặc biệt trên Taobao), nhưng tập đoàn này chủ yếu tập trung vào mô hình B2B (kết nối các doanh nghiệp, những người bán hàng với nhau).

Phí mở cửa hàng

Tại Amazon, phí mở cửa hàng sẽ khác nhau, thông qua các gói như gói người bán (chuyên nghiệp) hàng tháng, phí người bán Amazon, tư cách thành viên Prime hoặc nhiều cách khác. 

Còn tại Alibaba, nơi này không quản lý chặt chẽ việc tính phí bán hàng. Điều này thể hiện ở việc trang Taobao thuộc tập đoàn Alibaba miễn phí cho các gian bán hàng. Tuy vậy, nó không hoàn toàn miễn phí vì họ tạo ra doanh thu từ việc người bán trả tiền để xếp hạng cao hơn trên tìm kiếm nội bộ của Taobao. Và đường nhiên, Amazon không tính phí điều này như Alibaba.

Doanh thu

Amazon là sự kết hợp giữa các cửa hàng trực tuyến và ngoại tuyến, doanh thu đến từ các thương hiệu lớn, bán cá nhân, dịch vụ đăng ký và quảng cáo. Còn Alibaba lấy doanh thu từ thương mại cốt lõi, truyền thông kỹ thuật số, giải trí và tài trợ đổi mới, 

Ngoài ra, nếu Amazon có AWS cho mảng điện tử đám mây thì Alibaba cũng có Aliyun. Cả 2 hãng đều đang sử dụng nguồn lực hỗ trợ phần mềm kinh doanh trực tuyến của mình như một sản phẩm mới tiếp thị cho bất kỳ công ty, tổ chức nào có nhu cầu thuê ngoài.

Xem thêm: Mô hình kinh doanh của Alibaba

Các khách hàng cũng không thể tìm kiếm sản phẩm của Taobao trên Google hay Baidu - trang tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc, mà chỉ có thể tìm trên Taobao. Mặc dù, chiếm 60% doanh số tại Mỹ, nhưng Amazon không thể áp dụng được trên thị trường cốt lõi của mình là Mỹ.

►►► Đăng ký nhận ưu đãi đặc biệt từ CAMPANILE TẠI ĐÂY


Thông tin liên hệ:

Bài viết liên quan