Tỉ giá: 3,695

Vì sao Việt Nam không thể áp dụng mô hình thương mại điện tử như Alibaba?

Alibaba là một những trang thương mại điện tử của tập đoàn Alibaba Trung Quốc đang vươn tầm thế giới. Ngoài Amazon, Alibaba được mọi người sử dụng rất nhiều khi có nhu cầu mua hàng. Dù có mặt trên thị trường nhưng có nước nào làm lại, có trang TMĐT tương tự như Alibaba. Vậy vì sao Việt Nam không thể áp dụng mô hình như Alibaba? Hãy cùng lý giải trong bài viết sau nhé.

Trong bối cảnh thế giới đang bước vào thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 thì thương mại điện tử đang được rất nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam quan tâm vì lợi nhuận “khủng” mà nó mang lại. Tuy nhiên, sau bao nhiêu năm Việt Nam vẫn không thể áp dụng mô hình thương mại điện tử Alibaba vào thị trường nội địa. Vậy nguyên nhân là do đâu? Tất cả sẽ được CAMPANILE giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Điểm qua thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam

alibaba thương mại điện tử

Việt Nam là thị trường tiềm năng cho TMĐT phát triển

Tính đến năm 2019, thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam phát triển khá nhanh với 35.4 triệu người dùng và thu lại hơn 2,7 tỷ đồng.

Ở Việt Nam có khoảng 59.2 triệu người dùng internet, con số này chiếm hơn 1/2 dân số và hứa hẹn sẽ tăng nhiều hơn trong tương lai.

Cũng bởi nhu cầu sử dụng internet tăng cao là điều kiện để các nhà bán lẻ trong và ngoài nước mở gian hàng trực tuyến tại Việt Nam. Nếu điểm qua thị trường TMĐT ở Việt Nam có nhiều ông lớn đang hoạt động như: Tiki, Sendo, Lazada, Shopee… 

Trong khi đó, Alibaba là sàn TMĐT thuộc sở hữu của Jack Ma và được thành lập vào năm 1999 tại Trung Quốc Trung Quốc lại có hướng đi hoàn toàn khác biệt với các sàn TMĐT ở Việt Nam. Đó là hoạt động theo mô hình B2B kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp trên toàn cầu. 

Đến với Alibaba, người mua hàng  sẽ phải choáng ngợp với kho hàng đồ sộ với hàng trăm ngàn sản phẩm được phân phối trực tiếp từ các nhà cung cấp Trung Quốc và nhiều thương hiệu đình đám trên thế giới. Người  mua hàng, chủ shop có thể tìm thấy được bất kỳ sản phẩm nào bạn cần với mức giá rất hợp lý. Đặc biệt, Alibaba có hệ thống đánh giá sản phẩm, nhà cung cấp tin cậy, điều này sẽ làm gia tăng sự tin tưởng khi mua hàng trên hệ thống.

Hiện nay, Alibaba hoạt động mạnh mẽ ở Trung Quốc, Nhật Bản. Trong tương lai, tập đoàn này cũng muốn mở rộng thị trường của mình ra khắp các nước Châu Á và Âu - Mỹ.

Quá trình mở rộng thị trường sang Việt Nam của Alibaba

Tháng 6/2009 Alibaba chính thức tham gia vào thị trường Việt Nam với lĩnh vực truyền thông và vệ tinh không dây. Công ty đại diện chính thức của Alibaba có tên gọi là công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB. 

Để hiện thực hóa chiến lược của mình, Alibaba thường xuyên có những buổi đào tạo, tư vấn các doanh nghiệp vừa và nhỏ hàng tuần. Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp giới thiệu thành viên không thu phí và khai thác các tính năng của gian hàng ảo trên Alibaba. 

Bên cạnh lĩnh vực truyền thông vệ tinh, Alibaba và OSB cũng đầu tư vào rất nhiều sự kiện liên quan đến thương mại điện tử như tổ chức các chương trình đào tạo mới cho các công ty xuất nhập khẩu tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ… Cụ thể:

  • Từ tháng 1/2010 phối hợp với Công Ty Công nghệ Thông tin cho Doanh nghiệp (ITB) tổ chức thành công chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang APEC và Châu Phi”.
  • Năm 2011, Alibaba và OSB JSC đứng ra tổ chức “Sự kiện người mua lớn” tại Việt Nam. Đây là cơ hội giúp các nhà nhập khẩu lớn của Alibaba và các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội gặp gỡ và tìm kiếm cơ hội hợp tác mới.
  • Năm 2006, Alibaba chính thức tham gia vào TMĐT khi đầu tư vào Lazada, thời điểm này shopee chưa ra đời và mua sắm online ở Việt Nam vẫn chưa phổ trở nên phổ biến như hiện tại.
  • Cuối năm 2018, Alibaba ký kết hợp tác với Fado và trở thành đơn vị ủy quyền của họ tại Việt Nam. Đồng nghĩa với việc. Fado sẽ trực tiếp hỗ trợ đào tạo doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam bán hàng khắp thế giới thông qua Alibaba.

Với thị trường gần 100 triệu dân Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng mô hình thương mại điện tử alibaba. Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam vẫn không thể áp dụng mô hình này. Vậy nguyên nhân là do đâu, hãy cùng CAMPANILE đi tìm lời giải cho câu hỏi này trong nội dung tiếp theo.

Xem thêm: Mô hình kinh doanh của Alibaba

Lý giải vì sao Việt Nam không thể áp dụng mô hình thương mại điện tử của alibaba?

Sàn thương mại điện tử alibaba ra đời vào năm 1999, lúc này hầu hết các ông lớn như Amazon lựa chọn mô hình B2C mang lại nguồn lợi nhuận khủng cho tập đoàn. Trong khi đó, Alibaba lại chọn “con đường hẹp” là mô hình B2B kết nối giữa doanh nghiệp trên toàn cầu. Sở dĩ phát triển theo mô hình này, Alibaba đã tính toán dựa trên rất nhiều yếu tố như:

Quy mô phát triển trên toàn cầu

Thị trường của Alibaba.com hướng tới ban đầu không phải là Trung Quốc, mà là thị trường toàn cầu. Như vậy, quy mô thị trường của Alibaba không phải 1 tỉ dân như chúng ta nhầm tưởng, mà là 5 tỉ dân toàn cầu (sau đó mới cộng thêm 1 tỉ dân Trung Quốc với 2 sàn TMĐT Taobao và 1688) mới đúng. Quy mô thị trường của Alibaba không phải lớn hơn 10 lần Việt Nam, mà là hàng chục lần.

Hội tụ nhiều doanh nghiệp, xưởng sản xuất lớn

thương mại điện tử alibaba

Trung Quốc được ví như "công xưởng của thế giới" với nhiều nhà máy, xưởng sản xuất lớn

Trang thương mại điện tử alibaba phát triển được theo mô hình B2B là nhờ Trung Quốc giai đoạn đó là công xưởng của thế giới. Đây là nơi tập trung sản xuất mọi loại hàng hóa, có giá thành cạnh tranh hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới.

Điều này không chỉ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới không thể làm được, trừ khi Việt Nam bùng nổ trở thành một “công xưởng thế giới” như Trung Quốc cách đây 1 thập kỷ. Có thể thấy, nếu nhìn vào bức tranh tổng thể, TMĐT của Việt Nam đã bị thiếu hụt lớn.

Ngoài ra, năng lực sản xuất của Việt Nam không hề mạnh. Các DN Việt Nam cũng đã thấy điều này khi gần như không mở ra sàn thương mại điện tử B2B nào mà chủ yếu là B2C (doanh nghiệp bán hàng cho người dùng đầu cuối) và C2C (người dùng bán hàng cho nhau). Việc thiếu đi năng lực sản xuất khiến cho thị trường Việt Nam mất đi khả năng cạnh tranh. Nếu để ý, bạn sẽ thấy đa phần các sản phẩm trên sàn TMĐT ở Việt Nam đều không phải là doanh nghiệp trong nước sản xuất, mà chủ yếu là hàng Trung Quốc.

Xem thêm: Alibaba Trung Quốc

Nhu cầu thị trường cao

Giai đoạn từ 1999 – 2001 các kênh bán hàng của Trung Quốc không đủ đáp ứng nhu cầu phân phối hàng hóa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Internet bắt đầu phát triển sẽ khiến các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội mới ở lĩnh vực đầy tiềm năng này. Ở thị trường Việt Nam sự xuất hiện của quá nhiều các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, shopee… khiến cho nguồn cung lớn hơn thị trường. Trong khi đó, không có quá nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất như Trung Quốc nên không thể áp dụng mô hình này ở thị trường trong nước.

Phát triển công nghệ đồng bộ

trang thương mại điện tử alibaba

Alibaba sở hữu hệ thống công nghệ đồng bộ

Sự phát triển đồng bộ hệ thống công nghệ đã khiến Alibaba mở rộng ra thị trường toàn thế giới. Hiện tại, Alibaba có 2 dịch vụ chính là sàn thương mại tiếng Anh Alibaba nơi gặp gỡ và giao dịch hàng hóa từ 240 quốc gia. Sàn thương mại điện tử B2B dành cho thị trường nội địa Trung Quốc và trang web bán lẻ Aliexpress cho phép người dùng trên toàn cầu có thể mua hàng lẻ trên hệ thống. Đây là điều mà không riêng các sàn TMĐT ở Việt Nam, mà còn các trang TMĐT lớn của thế giới như Amazon cũng không thể làm được.

Triển khai nền tảng thanh toán trực tuyến riêng biệt

Sự ra đời của Alipay – Công ty con của Alibaba đã giải quyết được vấn đề thanh toán giao dịch của người dùng trên hệ thống. Điểm cộng của ứng dụng là đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Mà việc gian lận trong TMĐT là vấn đề nhức nhối trong thị trường thương mại trực tuyến ở nhiều quốc gia.

Ở thị trường Việt Nam, hầu hết hoạt động thanh toán trên sàn TMĐT đều sử dụng một bên thứ 3. Trong khi đó, các phương thức thanh toán này chỉ làm nhiệm vụ thanh toán và không thể giải quyết được những vướng mắc về chất lượng hàng hóa mà khách hàng đang gặp phải.

Thâu tóm các công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc

Năm 2005, khi Yahoo tiến vào thị trường Trung Quốc, Alibaba đã tiếp quản trực tiếp hệ thống này. Việc sở hữu Yahoo ở Trung Quốc, Alibaba đã giám sát được tất cả các hoạt động giao dịch trên hệ thống. Bên cạnh đó, để giám sát mọi giao dịch của khách hàng và chủ shop, Alibaba cũng phát triển thêm nhiều phần mềm tin nhắn riêng biệt, nổi tiếng nhất là Aliwangwang. Ứng dụng này, phục vụ cho nhu cầu mua bán của cả người mua lẫn người bán một cách dễ dàng. Tính đến năm 2014, Aliwangwang có hơn 50 triệu người dùng và trở thành ứng dụng nhắn tin lớn thứ 2 của Trung Quốc. Bên cạnh đó, ứng dụng này chính thức trở thành đối thủ cạnh tranh với WeChat của Tencent (mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc).

Xem thêm: Alibaba Việt Nam

Đầu tư vào dịch vụ logistics

trang thương mại điện tử alibaba

Phát triển dịch vụ logistics trên toàn cầu

Khi thị trường bán lẻ của Alibaba đã mở rộng trên toàn cầu, Jack Ma bắt đầu mở rộng mạng lưới logistics thông minh giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa trong 24 giờ (đối với thị trường nội địa).

Năm 2013, Alibaba cùng 6 công ty logistics lớn nhất Trung Quốc đã thành lập nên công ty Cainiao. Mục đích chính là để giao hàng tại thị trường nội địa và trên toàn thế giới. Cơ chế hoạt động của công ty cũng có sự khác biệt so với ông lớn như Tiki ở Việt Nam. Alibaba sẽ không đầu tư kho bãi, cơ sở hạ tầng mà chỉ đầu tư công nghệ kết nối các nhà cung cấp và công ty logistics. Nhờ đó, sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ cho việc đầu tư kho bãi và nhân lực.

Có thể thấy, nếu ví Alibaba trở thành hình mẫu lý tưởng của thương mại điện tử trên toàn cầu, thì Việt Nam thiếu rất nhiều yếu tố để phát triển mô hình thương mại điện tử alibaba. Hơn nữa, nếu Việt Nam coi TMĐT là cốt lõi, thì Alibaba phát triển theo hướng tập trung nhiều mô hình và TMĐT chỉ là một phần nhỏ để phục vụ hoạt động kinh doanh của tập đoàn này.

►►► Đăng ký nhận ưu đãi đặc biệt từ CAMPANILE TẠI ĐÂY


Thông tin liên hệ:

Bài viết liên quan